Vai trò của tầm soát và các cách chẩn đoán ung thư vú
Ung thư vú càng được chẩn đoán sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao.Có nhiều cách để chẩn đoán ung thư vú như: chụp mammography, siêu tâm tuyến vú, khám lâm sàng,...
Tại sao tầm soát ung thư vú lại quan trọng
Ung thư vú được chẩn đoán càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công của bạn càng cao.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng là nên chụp mammography định kỳ theo khuyến cáo, để đánh giá theo dõi được hình thể cấu trúc bình thường của vú và báo cáo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Tại sao?
- Nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên: Nguy cơ cả đời của một phụ nữ bị ung thư vú ở Hoa Kỳ là khoảng 5%, vào năm 1940. Và đến thời điểm hiện tại là 12%
- Phát hiện ung thư vú sớm hơn giúp tăng tỷ lệ sống thêm: Phụ nữ chụp mammography tầm soát ung thư vú định kỳ sẽ ít có khả năng tử vong vì căn bệnh này. Điều này phụ thuộc vào:
- Kết quả của các xét nghiệm bạn được thực hiện
- Mức độ tầm soát thường xuyên
- Theo kế hoạch điều trị nếu bạn được chẩn đoán mắc ung thư vú
Tự khám vú và thăm khám lâm sàng với bác sĩ
Điều này sẽ rất hữu ích nếu như bạn biết được hình dáng và cảm giác bình thường của vú là như thế nào và vì vậy, bạn có thể nhận thấy những thay đổi bất thường tại vú.
Tuy nhiên, các tổ chức y tế có các khuyến cáo khác nhau về việc tự khám vú. Ví dụ, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố rằng nghiên cứu không cho thấy lợi ích rõ ràng của việc tự kiểm tra vú thường xuyên. Trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hơn về những gì phù hợp với tình trạng của bạn.
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng vú để đánh giá, phát hiện khối u hoặc những thay đổi bất thường khác. Đó là một phần của quá trình kiểm tra tầm soát ung thư vú. Bác sĩ sẽ thăm khám cả hai vú, khám kỹ càng lần lượt từng bên đồng thời kiểm tra vùng nách và xương đòn. Nếu bác sĩ phát hiện các khối u bất thường, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thăm khám da vú và kiểm tra núm vú để phát hiện có tiết dịch bất thường hay không.
Chụp Mammography
Chụp mammography là chụp X-quang tuyến vú. Chụp mammography có thể cung cấp hình ảnh về khối u vú trước khi khối u phát triển đến mức bạn có thể cảm nhận được. Những xét nghiệm khác sẽ giúp xác định xem liệu khối u có phải là ung thư hay không. Những người không bị ung thư có xu hướng có các đặc điểm cấu trúc khác với những người bị ung thư. Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp mammography và siêu âm tuyến vú thường có thể thấy sự khác biệt này.
Chụp mammography tầm soát định kỳ là phương pháp được thực hiện khi bạn không có khối u cụ thể hoặc dấu hiệu bất thường nào khác.
Chụp mammography chẩn đoán tập trung vào một vị trí cơ quan cụ thể hoặc các vị trí mà bạn hoặc bác sĩ quan tâm, chẳng hạn như có một khối u bất thường, đau vú, núm vú tiết dịch, thay đổi kích thước hoặc hình dạng của vú hoặc một số thay đổi nhất định trên da vú.
Thời điểm bạn nên chụp mammography tầm soát là quyết định được thống nhất giữa bạn và bác sĩ. Hầu hết phụ nữ không bắt đầu chụp mammography cho đến khi họ ít nhất 40 tuổi. Nếu bạn có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn bắt đầu chụp mammography ở độ tuổi trẻ hơn.
Tỉm hiểu thêm về chụp mammogrphy kỹ thuật số có thể mang đến hình ảnh vú rõ ràng hơn (how digital mammograms can give a clearer picture).
Chụp cộng hưởng từ vú (Breast MRI)s
Xét nghiệm này kết hợp những hình ảnh chụp vú thành một để tạo ra một kết quả tổng thể chi tiết. Chụp MRI thường được sử dụng sau khi đã được chẩn đoán ung thư vú để đánh giá ung thư đã lan rộng đến đâu, nhưng bác sĩ có thể kết hợp chụp MRI với chụp Mammography như một xét nghiệm sàng lọc nếu:
- Bạn có nguy cơ cao bị ung thư vú.
- Bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
- Mô vú dày đặc (có nhiều ống dẫn, tuyến vú và mô sợi, nhưng ít mô mỡ) và kết quả chụp mammography không phát hiện thấy ung thư vú trước đó.
- Bạn có mô vú dày đặc, tiền sử gia đình có nhiều người mắc bệnh ung thư vú và bạn đã có những thay đổi tiền ung thư ở vú như tăng sản không điển hình hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ.
- Bạn có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2.
- Bạn có tiền sử xạ trị vùng ngực trước 30 tuổi.
Siêu âm tuyến vú
Bác sĩ có nhiều khả năng sẽ sử dụng phương pháp này nếu bạn có mô vú dày. Đây cũng là một lựa chọn nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú và bạn không thể chụp MRI hoặc nếu bạn đang mang thai và bạn không nên tiếp xúc với tia X khi chụp mammography.
Đề xuất tầm soát
Đối với phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trung bình, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ ở độ tuổi:
- 45 đến 54 tuổi: Chụp mammography hàng năm
- 55 tuổi trở lên: Có thể chuyển sang chụp mammography hai năm một lần hoặc tiếp tục chụp mammography hàng năm
- 40 đến 44 tuổi: Có thể bắt đầu chụp mammography hàng năm.
Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Dự phòng Hoa Kỳ khuyến cáo chụp mammoraphy sàng lọc hai năm một lần cho phụ nữ ở độ tuổi 50-74 tuổi. Quyết định chụp quang tuyến vú hai năm một lần từ 40 đến 49 tuổi là tùy thuộc vào sự cân nhắc giữa bạn và bác sĩ.
Bác sĩ chẩn đoán ung thư vú như thế nào?
Cách duy nhất để chẩn đoán chính xác ung thư là bác sĩ sẽ chọc hút tế bào bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết vú trong quá trình phẫu thuật để thu thập và kiểm tra các mô nhằm phát hiện tế bào ung thư.
Tìm hiểu điều gì mong đợi với sinh thiết vú (what to expect with a breast biopsy).
Nếu đó là ung thư vú?
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để đánh giá đây là loại ung thư gì và mức độ tiến triển của khối ung thư. Việc kiểm tra các hạch bạch huyết cũng có thể cho biết mức độ lan rộng của bệnh. Các xét nghiệm khác đưa ra lựa chọn về phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của bạn và bên cạnh đó, vẫn còn những xét nghiệm khác dự đoán khả năng ung thư tái phát sau khi điều trị.
Bác sĩ có thể giúp bạn hiểu tất cả các xét nghiệm này và sẽ cùng bạn quyết định kế hoạch điều trị nào là tốt nhất với tình trạng hiện tại.
Bài viết được tham khảo từ nguồn: https://www.webmd.com/breast-cancer/breast-cancer-detection