Giai đoạn ung thư tuyến giáp diễn ra như thế nào?

Tìm hiểu về các giai đoạn ung thư tuyến giáp, cách phân loại và lập kế hoạch điều trị hiệu quả để giảm nguy cơ tái phát. Neomedic - địa chỉ uy tín hàng đầu.

Việc phân giai đoạn ung thư tuyến giáp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh và từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, giai đoạn ung thư cũng là một yếu tố quan trọng để dự đoán khả năng hồi phục của bệnh nhân

Giai đoạn ung thư tuyến giáp là gì?

Giai đoạn ung thư tuyến giáp là quá trình tìm hiểu mức độ lan rộng của ung thư trong cơ thể và vị trí của mà khối u di căn đến. Nói chung, khi các tế bào ung thư trong tuyến giáp của bạn di căn, trước tiên chúng sẽ lan đến các cấu trúc và hạch bạch huyết lân cận. Sau đó, ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết, các cơ quan và xương.

Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 giai đoạn, từ I đến IV. Cấp độ càng cao thì ung thư càng lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ thể.

Các xét nghiệm như xạ hình tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, chọc hút tế bào kim nhỏ, chụp CT và MRI có thể được thực hiện để xác định giai đoạn ung thư. Các bác sĩ cần biết rõ về ung thư và tình trạng sức khỏe của bạn để lập kế hoạch điều trị tốt nhất.

Giai đoạn ung thư đánh giá kích thước, vị trí của khối u và xem liệu nó có lan sang cơ quan khác hay không. Hệ thống giai đoạn ung thư tuyến giáp được gọi là hệ thống TNM, bao gồm ba phần:

  • T: Mô tả kích thước/vị trí/phạm vi của khối u chính trong tuyến giáp.
  • N: Mô tả quá trình xâm lấn của tế bào ung thư vào các hạch bạch huyết.
  • M: Mô tả tình trạng ung thư đã lan rộng đến các cơ quan khác.

Cách phân loại giai đoạn ung thư tuyến giáp

Giai đoạn ung thư tuyến giáp được xác định theo hai cách:

  • Giai đoạn lâm sàng: Giai đoạn bệnh được xác định dựa trên kết quả các xét nghiệm mà bệnh nhân đã thực hiện. Giai đoạn này giúp định hướng lựa chọn điều trị.
  • Giai đoạn bệnh lý: Xác định sau phẫu thuật, dựa trên thông tin đã thu thập và phân tích mô lấy ra trong phẫu thuật.

Hai giai đoạn này thường tương đồng, nhưng sau phẫu thuật, giai đoạn bệnh lý có thể cao hơn nếu phát hiện ung thư lan rộng hơn so với hình ảnh ban đầu.

Các hệ thống phân loại giai đoạn ung thư tuyến giáp biệt hóa, không biệt hóa, và thể tủy khác nhau, nên được mô tả trong bảng riêng. Phân loại giai đoạn có thể phức tạp, vì vậy bạn có thể yêu cầu đội ngũ y tế giải thích cụ thể giai đoạn của mình.

Ung thư tuyến giáp mấy giai đoạn?

Giai đoạn ung thư tuyến giáp được xác định dựa trên:

  • Kích thước của khối u qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và kết quả sau phẫu thuật.
  • Sự lan rộng của tế bào ung thư đến các hạch bạch huyết.
  • Ung thư có gây ra các khối u ở các vị trí khác trong cơ thể không.
  • Độ tuổi.

Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (thể nhú hoặc thể nang)

Những người dưới 55 tuổi và không có di căn xa (di căn) luôn được coi là Giai đoạn I. Bệnh nhân trẻ tuổi dưới 55 tuổi với tình trạng ung thư di căn sẽ được xếp vào Giai đoạn II. Cụ thể:

Ung thư tuyến giáp giai đoạn 1

  • Dưới 55 tuổi (Any T, Any N, M0): Khối u có kích thước bất kỳ (Any T), có thể đã lan hoặc chưa lan đến các hạch bạch huyết xung quanh (Any N), nhưng chưa di căn đến các bộ phận xa hơn của cơ thể (M0).
  • Người trên 55 tuổi:

(T1, N0/NX, M0): Khối u không lớn hơn 2cm, nằm trong tuyến giáp (T1).
(T2, N0/NX, M0): Khối u có kích thước từ 2 - 4 cm, nằm trong tuyến giáp (T2), không lan đến hạch bạch huyết (N0) hoặc di căn xa (M0).

Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2

  • Dưới 55 tuổi: (Any T, Any N, M1). Khối u có kích thước bất kỳ (Any T), có thể hoặc không lan đến hạch bạch huyết gần đó (Any N), nhưng đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, như hạch bạch huyết xa, cơ quan nội tạng, xương, v.v. (M1).
  • Trên 55 tuổi:

(T1, N1, M0): Khối u không lớn hơn 2cm, nằm trong tuyến giáp (T1), đã lan đến hạch bạch huyết gần đó (N1), nhưng chưa di căn xa (M0).
(T2, N1, M0): Khối u lớn hơn 2cm nhưng không quá 4cm, giới hạn trong tuyến giáp (T2), đã lan đến hạch bạch huyết gần đó (N1), nhưng chưa di căn xa (M0).
(T3a hoặc T3b, Any N, M0): Khối u đã lớn hơn 4cm, giới hạn trong tuyến giáp (T3a) hoặc đã ảnh hưởng đến các cơ xung quanh tuyến giáp (T3b), có thể hoặc không lan đến hạch bạch huyết gần đó (Any N), nhưng chưa di căn xa (M0).

Ung thư tuyến giáp giai đoạn 3

Trên 55 tuổi: (T4a, Any N, M0): Khối u có kích thước bất kỳ và đã phát triển vượt ra ngoài tuyến giáp, xâm nhập vào các mô lân cận ở cổ như thanh quản, khí quản, thực quản, hoặc dây thần kinh thanh quản.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn 4 (IVA)

Trên 55 tuổi: (T4b, Any N, M0): Khối u đã phát triển vượt quá giới hạn tuyến giáp và gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận, bao gồm cả cột sống và các mạch máu lớn (T4b). Có thể hoặc không lan đến hạch bạch huyết lân cận (Any N), chưa di căn xa (M0).

Ung thư tuyến giáp giai đoạn 4 (IVB)

Trên 55 tuổi: (Any T, Any N, M1): Khối u đã phát triển ở mức độ khác nhau (Any T), và có thể đã xâm lấn vào các hạch bạch huyết gần đó (Any N),  đã lan đến các hạch bạch huyết ở xa, các cơ quan nội tạng và xương (M1).

Ung thư tuyến giáp không biệt hóa

Tất cả các trường hợp ung thư tuyến giáp không biệt hóa đều được coi là giai đoạn IV.

  • Giai đoạn IVA: (T1, T2, hoặc T3, N0 hoặc NX, M0): Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm, khối u chưa lan rộng và chưa ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
  • Giai đoạn IVB: (T1, T2, hoặc T3a, N1, M0; T3b, Any N, M0; T4, Any N, M0): Khối u đã xâm lấn vào các cơ xung quanh hoặc mô lân cận, có thể hoặc chưa lan rộng đến các hạch bạch huyết và cũng chưa di căn xa.
  • Giai đoạn IVC: (Any T, Any N, M1): Khối u có kích thước bất kỳ, có thể hoặc không lan đến hạch bạch huyết và đã di căn xa.

Các biến chứng y khoa của ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có thể lan (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể, như gan, phổi hoặc xương. Việc phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm giúp giảm nguy cơ di căn.

Để đảm bảo bệnh không tái phát, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Sau khi phẫu thuật, việc bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày là điều vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe. Hormone tuyến giáp sẽ giúp ngăn ngừa tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Lời kết

Nghe tin bị ung thư tuyến giáp chắc chắn sẽ khiến bạn lo lắng. Tin vui là các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiện đại rất hiệu quả. Sau khi điều trị, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và tái khám định kì để theo dõi bệnh. Hãy nhớ rằng, bạn hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này và sống một cuộc sống khỏe mạnh.

Muốn tầm soát ung thư tuyến giáp hiệu quả, hãy đến ngay Neomedic - Phòng khám chuyên khoa ung bướu hàng đầu tại Hà Nội!