Liệu pháp hóa trị ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Hóa trị là một liệu pháp điều trị toàn thân, nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể của người bệnh. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể tấn công và loại bỏ các tế bào ung thư, tuy nhiên nó lại đem đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn và có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các loại thuốc kháng ung thư khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ để tiêu diệt các tế bào gây bệnh, tuy nhiên chúng cũng có thể làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác trên toàn bộ cơ thể. Điều này dẫn tới xảy ra các phản ứng phụ từ mức độ nhẹ cho tới nghiêm trọng. Các tác dụng phụ sẽ xảy ra khác nhau đối với mỗi bệnh nhân (dựa trên thể trạng, độ tuổi và loại hóa chất sử dụng). Sau khi được điều trị ung thư bằng hóa trị, hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất nhanh chóng, chỉ một vài trường hợp vẫn tồn tại và không thể biến mất.
Tác dụng phụ của hóa trị ung thư
Hóa trị liệu là phương pháp điều trị ung thư toàn thân, do đó, bên cạnh việc tiêu diệt các tế bào ung thư, thuốc hóa trị có thể gây ảnh hưởng lên các tế bào khỏe mạnh bình thường. Tùy vào bệnh ung thư cụ thể, giai đoạn bệnh, loại thuốc sử dụng, tình trạng sức khỏe,… mà bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Ảnh hưởng chính của liệu pháp hóa trị ung thư đối với cơ thể người bệnh, bao gồm:
- Ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và miễn dịch
- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
- Ảnh hưởng đến tóc và lông
- Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
- Một số tác dụng phụ khác của hóa trị ung thư gồm:
- Làm giảm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu:
Nguyên nhân là do thuốc hóa trị thường tác động lên những tế bào có khả năng phát triển và phân chia nhanh, do đó các tế bào như hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu dễ bị ảnh hưởng. Bệnh nhân ung thư có thể gặp triệu chứng thiếu máu, dễ bị bầm tím hoặc dễ bị nhiễm trùng do cơ thể bị giảm số lượng cũng như chất lượng của hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu.
- Rụng tóc, sạm da:
Da, tóc, móng cũng là những tế bào có khả năng phát triển và phân chia nhanh, do đó cũng dễ bị thuốc hóa trị ung thư tác động, dẫn đến hiện tượng bệnh nhân ung thư bị rụng tóc, sạm da, bong da…
- Chán ăn, buồn nôn và nôn:
Trong quá trình hóa trị, bệnh nhân ung thư có thể rơi vào trạng thái chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Do đó, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, ăn thức ăn ít mùi và bổ sung hoa quả tươi để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể
- Tiêu chảy:
Bệnh nhân ung thư có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Do đó, bệnh nhân chỉ nên ăn thức ăn lành tính, hạn chế tối đa dầu mỡ,..để tránh tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
- Loét niêm mạc miệng:
Một số bệnh nhân ung thư có thể gặp phải tình trạng viêm, loét niêm mạc khi hóa trị liệu. Bệnh nhân có thể khắc phục bằng cách giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ , uống đủ nước, ăn thức ăn mềm, lỏng để tránh gây tổn thương niêm mạc
Các tác dụng phụ của hóa trị sẽ hết dần sau một khoảng thời gian dừng thuốc, do đó bệnh nhân không nên quá hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các tác dụng phụ kéo dài và nghiêm trọng không thuyên giảm, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục bằng cách đổi loại thuốc hoặc phương pháp khác để tác dụng phụ nhẹ nhàng hơn.
Hóa trị chỉ định thực hiện trong trường hợp nào
Một số trường hợp hóa trị được chỉ định như một phương pháp riêng lẻ để điều trị bệnh ung thư, một số trường hợp hóa trị được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp sinh học.
Đối với phác đồ kết hợp, hóa trị ung thư được sử dụng nhằm mục đích làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc xạ trị, tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc xạ trị, tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Phác đồ hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?
Thời gian của một phác đồ hóa trị ung thư sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố sau:
- Loại bệnh ung thư
- Mục tiêu của việc điều trị, chẳng hạn như điều trị triệt để, kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư hay giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân hoặc điều trị bổ trợ nhằm hạn chế tái phát và di căn sau phương pháp phẫu thuật, xạ trị
- Phác đồ và loại hóa trị liệu
- Thể trạng bệnh nhân đáp ứng với phác đồ hóa trị
Thông thường, phác đồ hóa trị ung thư sẽ diễn ra theo từng chu kỳ, có giai đoạn sử dụng thuốc và giai đoạn để bệnh nhân nghỉ ngơi để cơ thể tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh. Khi bước vào một phác đồ điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ, không nên bỏ ngang việc điều trị. Bởi vì hóa trị là phương pháp điều trị ung thư tác động lên toàn thân nên khi vào thuốc, bệnh nhân có thể cảm thấy rất mệt mỏi. Do đó, nên luôn có các phương án dự phòng, hỗ trợ bệnh nhân tốt nhất trước, trong và sau truyền thuốc, cũng như cố gắng tìm giải pháp tốt nhất giúp bệnh nhân hạn chế tối đa tác dụng phụ
Đối với trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ nghiêm trọng trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định dừng điều trị và cân nhắc sử dụng một loại thuốc khác vào một chu kỳ khác cho bệnh nhân.
Những lưu ý trong quá trình hóa trị điều trị ung thư
Hóa trị trong điều trị ung thư còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Vì vậy bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị. Việc truyền hóa chất thường được chia thành các chu kỳ để bệnh nhân có thời gian nghỉ ngơi, hồi sức
Nghỉ ngơi giữa các đợt hóa trị giúp người bệnh có thể sản sinh ra tế bào mới thay thế tế bào bị tổn thương do truyền hóa chất
Nếu bệnh nhân thực hiện truyền hóa chất thông qua tiêm tĩnh mạch thì thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian này bác sĩ sẽ theo dõi kỹ để biết được thời gian phù hợp để hóa trị cho bệnh nhân
Khi thực hiện hóa trị trong điều trị ung thư, bệnh nhân không cần chế độ ăn uống đặc biệt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì nên tránh thực phẩm sống để không bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ có lời khuyên về chế độ ăn sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Biện pháp giúp hạn chế các tác dụng phụ do hóa trị ung thư
Để hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn của liệu pháp hóa trị gây ra, bệnh nhân ung thư cần lưu ý những điều sau:
- Luôn giữ một tâm lý thoải mái để “chiến thắng” lại bệnh tật. Bởi sự nhụt chí và lo lắng quá độ chỉ khiến cơ thể bị kiệt sức, làm tình trạng sức khỏe chuyển biến theo chiều hướng tệ hơn trước;
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn cần phải bổ sung đầy đủ năng lượng trong suốt quá trình điều trị bệnh. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu năng lượng như ngũ cốc, trái cây và rau quả; hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và muối. Ngoài ra, nên tích cực uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây trong suốt quá trình hóa trị để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước;
- Thường xuyên vận động để nâng cao thể trạng. Bạn nên tham khảo các bài tập thể dục nhẹ nhàng, có cường độ vừa phải dành cho bệnh nhân ung thư. Điều này không những giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn hạn chế căng thẳng, lo âu khi điều trị ung thư.