Top những thực phẩm gây sảy thai mẹ bầu cần tránh

Hãy cùng NeoMedic tìm hiểu những thực phẩm gây sảy thai mẹ bầu cần tránh nhé!

Dinh dưỡng trong thời gian mang thai đối với các mẹ bầu luôn là điều cần được chú ý. Đặc biệt trong ba tháng đầu, đây là tiền đề cho sự phát triển của thai nhi sau này. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ có mối đe dọa sảy thai lớn nhất và không phải loại thực phẩm nào cũng tốt cho mẹ bầu. Hãy cùng NeoMedic tìm hiểu những thực phẩm mẹ bầu cần thánh nhé!

1, Hiện tượng sảy thai là gì?

Sảy thai là hiện tượng thai xuất khỏi tử cung trước tuần 20 của thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như:

  • Độ tuổi của mẹ bầu (ngoài 35)
  • Bất thường nhiễm sắc thể
  • Có vấn đề ở nhau thai
  • Nhiễm trùng khi mang thai
  • …..

-> Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có nhiều loại thực phẩm gây sảy thai mẹ bầu cần tránh ăn.

Những dấu hiệu sảy thai nên lưu ý:

  • Chảy máu âm đạo kèm theo một số dấu hiệu: co thắt mạnh như bị kinh nguyệt, máu có màu nâu hoặc đỏ tươi, xuất huyết nhiều.
  • Trong những tuần đầu mang thai, nếu có những mảng huyết kèm theo chất nhầy màu hồng hoặc xám, bị chuột rút.
  • Đau bụng dưới kèm đau lưng.
  • Mất triệu chứng thai nghén.

Ra máu bất thường là dấu hiệu sảy thai cần lưu ý

2, Những thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai  

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bầu sẽ cao hơn bình thường để nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh. Vậy nên bác sĩ luôn khuyên mẹ bầu ăn uống đa dạng các loại thực phẩm và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Nhưng không phải thực phẩm nào cũng tốt cho mẹ bầu, hãy lưu ý những loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh dưới đây.

2.1 Một số loại rau là thực phẩm gây sảy thai

Một số loại rau gây sảy thai

- Rau ngót: được xếp vào nhóm nguy cơ gây sảy thai cao bởi chứa chất papaverin cao, chất này làm giãn cơ trơn tử cung.

- Rau răm: ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu sẽ làm tử cung co bóp, chảy máu, từ đó dẫn đến sảy thai.

- Rau ngải cứu: ngải cứu có tác dụng tuần hoàn máu nhưng cũng gây chảy máu tử cung, tăng co thắt.

- Khoai tây mọc mầm xanh: ngay cả đối với người bình thường cũng không nên ăn khoai tây mọc mầm. Nguyên nhân là do chất solanin hay còn gọi là chất kiềm sinh vật. Sự tích lũy các chất kiềm trong cơ thể người phụ nữ có thai dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi phát triển không bình thường, có thể bị dị tật.

- Rau má: nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng ăn rau má trong thời gian dài sẽ gây ra sảy thai tự nhiên. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau má sẽ tăng lượng đường và lipid trong máu khiến mẹ bầu tăng cân, thừa cân hoặc béo phì.

- Mướp đắng hay khổ qua: chứa nhiều vitamin B, kali, sắt, magie,...những khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy hệ thần kinh phát triển, phòng ngừa dị tật cho thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến dạ con bị co bóp, tăng nguy cơ sinh non

- Các loại rau mầm: các loại rau mầm của các loại đậu, củ cải,... luôn chứa một lượng vi khuẩn gây hại và có thể gây dị dạng thai nhi. Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn sống, có thể ăn được khi đã rửa sạch và nấu chín. Các nhà khoa học đã tìm ra những vi khuẩn có khả năng gây độc như:

  • Salmonella và Ecoli: Gây tình trạng tiêu chảy, nhiễm khuẩn
  • Listeria: Gây bệnh nhiễm trùng, tình trạng thai chết lưu, sinh non hoặc sẩy thai.

2.2 Một số loại hoa quả

Một số loại hoa quả gây sảy thai

- Đu đủ xanh: nằm trong top những loại quả bà bầu không nên ăn vì nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín chứa nhiều enzym và mủ có thể gây co bóp tử cung và gây sinh non. Nếu muốn ăn, hãy ăn đu đủ chín hoàn toàn và lượng vừa.

- Dứa: dứa là loại quả thơm và ngọt. Trong dứa có chứa chứa bromelain, một loại enzyme phân hủy protein. Enzyme này có thể dẫn đến các cơn co thắt trong tử cung và làm mềm cổ tử cung, dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, dứa cũng gây nên tiêu chảy và khó chịu cho phụ nữ mang thai.

- Nhãn: nhãn là loại quả có lượng đường khá cao. Điều này khiến lượng đường glucose trong máu tăng đột ngột, mẹ bầu nếu ăn nhiều có thể bị đau bụng, ra máu và động thai. Loại quả này còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ợ chua, khó ngủ.

→Bên cạnh việc lưu ý những loại hoa quả là thực phẩm gây sảy thai trên, mẹ bầu cũng cần nhớ một số nguyên tắc ăn hoa quả tránh những rắc rối không mong muốn như:

  • Ăn hoa quả đã được rửa kỹ. Hoa quả chưa rửa có thể chứa các ký sinh trùng, chất hóa học, chất bảo vệ thực vật,...có thể gây hại đến sức khỏe mẹ bầu.
  • Ăn quá nhiều hoa quả. Cái gì quá cũng không tốt. Mặc dù trái cây có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, nhưng với một số loại chứa nhiều protein hay có chứa lượng đường cao, có tính nóng như: đào, vải thiều, táo mèo,....thì nên hạn chế bởi ăn nhiều có thể gây tiểu đường thai kỳ.
  • Không ăn hoa quả ngay sau các bữa chính. Việc này có thể dẫn đến việc bị đầy hơi, táo bón - những triệu chứng mẹ bầu hay gặp phải trong thai kỳ.

2.3 Các loại thịt, cá, trứng sống

Mẹ bầu không được ăn thịt, cá sống

Thức ăn sống hoặc chưa được chín kỹ không được khuyến nghị trong thực đơn dinh dưỡng của bà bầu, là những thực phẩm gây sảy thai hàng đầu, vì lý do như sau:

- Thịt sống hoặc chưa chín kỹ có chứa các vi khuẩn gây bệnh như listeria, salmonella và toxoplasma, gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai.

- Cá sống có hàm lượng thủy ngân rất cao, một kim loại nặng có thể làm tổn thương hệ miễn dịch, hệ thần kinh và thận. Mẹ bầu trong thai kỳ mà bị nhiễm độc thủy ngân thì thai nhi dễ bị tổn thương não và chậm phát triển. Mức độ hàm lượng thủy ngân trong các loại cá là khác nhau phụ thuộc vào môi trường sống, kích thước, chế độ ăn. Mẹ bầu nên lưu ý những những loại cá sau, dù ăn chín thì mẹ bầu cũng không nên ăn: cá thu, cá ngừ, cá nóc, cá khô,...

- Ăn trứng sống rất dễ chứa vi khuẩn salmonella với các triệu chứng: buồn nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày,...có một số ít trường hợp bị co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. 

2.4 Một số loại thực phẩm gây sảy thai khác

Các thực phẩm chứa chất kích thích và caffeine mẹ bầu cần tránh

Bên cạnh những loại thực phẩm gây sảy thai tự nhiên từ hoa quả, rau, thịt, cá trên thì còn có những loại thực phẩm khác mẹ bầu cần tránh:

- Các loại thực phẩm chứa caffeine như cà phê, trà, socola, nước tăng lực,...không được khuyến cáo sử dụng quá nhiều. Hàm lượng caffeine cao có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai, gây nguy cơ sảy thai.

- Các loại nước uống chứa chất kích thích như: rượu, bia,...được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng cho mẹ bầu. Rượu, bia có thể gây hại cho em bé và mẹ, chưa có khuyến cáo nào về giới hạn sử dụng bao nhiêu là an toàn trong thai kỳ.

- Thực phẩm được chế biến sẵn, thịt nguội: ưu điểm chính của loại thực phẩm này tiết kiệm thời gian chế biến, dễ sử dụng. Tuy nhiên không được khuyến cáo cho mẹ bầu bởi có chứa vi khuẩn listeria, có thể gây sảy thai.

Một chế độ dinh dưỡng cân đối, bao gồm sự cân bằng giữa các nhóm chất bổ dưỡng như bột đường, chất đạm, chất béo và các loại vitamin, là chìa khóa quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày. Thông qua bài viết trên, NeoMedic hy vọng các bà mẹ mang thai đã có những kiến thức cần thiết để hiểu rõ hơn về việc bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của mình, từ đó giúp họ có thể đưa ra các quyết định dinh dưỡng thông minh và có lợi cho cả mình và thai nhi.

Khoa Sản NeoMedic - cơ sở 2 của Phòng khám 125 Thái Thịnh đã đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2024. Với hơn 25 năm kinh nghiệm hoạt động, khoa Sản luôn là mũi nhọn của Phòng khám 125 Thái Thịnh. Chúng tôi tự hào về đội ngũ bác sĩ Sản trình độ cao, được trang bị các thiết bị hiện đại, luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng mọi bà mẹ từ giai đoạn chuẩn bị mang thai cho đến suốt quãng thời gian thai kỳ.

Để đặt lịch hẹn khám, quý khách vui lòng liên hệ số hotline: 0968.636.630 / 024.73.036.630.